BỎ VIỆC TẠI TẬP ĐOÀN XE HƠI DANH TIẾNG, TIẾN SĨ NGƯỜI VIỆT TỪ TAY TRẮNG THÀNH ÔNG CHỦ NHÀ HÀNG NỔI TIẾNG TRÊN ĐẤT PHÁP

  • 08/11/2023
  • 220

Từ một Tiến sĩ làm việc tại hãng xe hơi Renault danh tiếng, anh Phan Viết Phong kể ngày đầu bạn bè nhìn thấy cảnh anh vác gạo, rồi tự tay phụ bếp, khởi nghiệp với ẩm thực Việt trên đất Pháp.

Trong năm 2011, Phan Viết Phong bước vào Tập đoàn Renault với vị trí quản lý dự án, mang theo mức lương khá hấp dẫn. Tuy nhiên, chỉ sau khoảng một tháng làm việc, anh nhận được tin từ Việt Nam về tình trạng phá sản của gia đình, khiến họ nợ nần lên đến gần 1 triệu USD. Với công việc ổn định và thu nhập cao nhất trong gia đình, Phong trở thành niềm hy vọng duy nhất để giải quyết khủng hoảng nợ nần.

Trong khi đang vật lộn với tình hình khó khăn, năm 2014, một người bạn mời Phong đến thăm một người hàng xóm tên là Trà, một người Việt sống tại thành phố Grenoble (Pháp). Cuộc gặp gỡ này đánh dấu sự thay đổi toàn diện trong cuộc sống của Phong.

phan viet phong.jpg
Từ bỏ mũ áo tiến sĩ, anh Phan Viết Phong khởi nghiệp với ẩm thực Việt Nam trên đất Pháp.

Vô tình, trong một buổi đến thăm, cô ngỏ ý muốn sang nhượng lại quán ăn để nghỉ ngơi dưỡng già. Đúng lúc tôi đang chưa biết tìm hướng đi mới như thế nào nên nghĩ rằng đây có thể sẽ là cơ hội cho mình, đồng thời hy vọng việc tự kinh doanh sẽ giúp tăng khả năng kinh tế cho gia đình.

Mặc dù không có một đồng vốn, nhưng trước tình cảnh bế tắc, Phong bắt đầu suy nghĩ, vì sao không thử một hướng đi mới? Mặc dù vốn không có, bà Trà đã giúp Phong thuyết phục ngân hàng về việc vay vốn thông qua việc cùng làm việc để đào tạo. Tuy nhiên, không một ngân hàng nào chấp nhận vay tiền vì lý do Phong chưa bao giờ làm việc trong ngành nhà hàng và không có tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Rất may mắn, bà Trà đồng ý bán nhà hàng với hình thức trả góp. Phong đã vay mượn từ bạn bè cùng với toàn bộ số tiền tiết kiệm của mình để trả trước 20.000 Euro. Phần còn lại sẽ trả hàng tháng với lãi suất được ngân hàng quy định.

anh phong vao bep.jpg
Anh Phong trực tiếp đi chợ, vào bếp chế biến món ăn.

Sau khi bước vào lĩnh vực kinh doanh trong vòng 2 tháng, anh đối mặt ngay với thách thức khi vợ anh sinh con. Trải qua thời kỳ chăm sóc vợ con cùng việc đảm nhận toàn bộ công việc kinh doanh một mình, anh đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, những khó khăn này lại là cơ hội để anh "mở toang" khả năng và lòng quyết tâm, chỉ bằng niềm tin rằng mình sẽ thành công trong việc phổ biến ẩm thực Việt ra ngoài.

"Thực sự, tôi đã đắm chìm hoàn toàn trong vai trò mới, trong cuộc sống mới mà số phận dành tặng. Suốt thời gian dài, dù gặp phải những khó khăn và thử thách, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc bỏ cuộc. Mặc dù phía trước có rất nhiều khó khăn và gian khổ, nhưng tôi vẫn nhìn thấy một tương lai", anh Phong chia sẻ.

Để hiểu rõ về mọi hoạt động của quán, anh Phong thức dậy mỗi ngày từ lúc 6 giờ sáng, đi chợ mua nguyên liệu và chế biến các món ăn, không ngừng làm việc và phục vụ khách hàng, sau đó dọn dẹp quán đến 22h mới kết thúc ngày làm việc. Trong giờ trưa khi không có khách hàng, anh tranh thủ ăn một bữa cơm nhanh. Với nhịp sống hối hả đó, anh đã dành hơn một năm để nắm vững toàn bộ công việc và khiến quán trở nên ổn định hơn.

Thời gian đầu tiếp quản, dù doanh thu còn thấp, anh vẫn quyết tâm khai báo doanh số đầy đủ. Không giữ tiền mặt ra ngoài để trốn thuế, luôn đảm bảo sự minh bạch trong hoạt động tài chính. Hơn một năm sau, đánh giá quản lý tốt, doanh thu nhà hàng tăng hơn 30%, nên ngân hàng đã cho vay toàn bộ số tiền để trả cho bà Trà.

Dù quán đã có lượng khách ổn định nhưng vấn đề gặp phải là nhà hàng thường vắng khách vào mùa hè, do quán chật và nóng. Khi ấy, tình cờ, mùa hè năm 2017, một lần anh Phong qua quán ăn Ôbobun (Ô bò bún - một món ăn thuần Việt với bún trộn cùng nem, tôm, rau, gia vị các loại,...) cách nhà hàng không xa. Ông Long, chủ của Ôbobun than thở quán… quá đông khách, không thể quản lý nổi và muốn sang nhượng.

“Dù chẳng có tiền nhưng tôi cứ hỏi đại. Cậu có bán không để tôi mua". Lúc ấy tôi cũng chưa có suy nghĩ nghiệm túc. Không ngờ mấy hôm sau anh Long gọi cho tôi để bàn việc chuyển nhượng Ôbobun”, anh kể.

Lại “nhắm mắt đưa chân”, anh ra ngân hàng làm hồ sơ vay vốn mua lại Ôbobun. Cũng nhờ minh bạch tài chính và có báo cáo tốt, ngân hàng biết rõ cả hai quán và thấy được sự cộng hưởng nên đã cho vay 100% vốn mà không cần thế chấp.

to bo bun.jpg
Bò bún của Ôbobun là món ăn thuần Việt nhưng đã chinh phục được người Pháp.

co so bo bun.jpg
Một cơ sở Ôbobun tại Pháp.

“Cứ mỗi lần nghĩ đến một ngày Ôbobun trở thành một món quốc tế, được đứng riêng trong bảng xếp hạng thị trường với Burger, Pizza, Sushi vì có một thị trường riêng, chứ không phải bị gộp chung Thai/Việt/Chiness như hiện nay thì tôi lại thấy mình được thêm năng lượng. Nếu tôi có thể làm được điều đó, tôi tin tôi đã làm được một việc ý nghĩa cho quê hương và cả cộng đồng”, anh chia sẻ về hoài bão của mình.

Sau bao nỗ lực không ngừng nghỉ, mọi việc cũng dần thuận lợi và phát triển theo hướng tốt đẹp hơn. Đến nay Ôbobun đã mở rộng ra 4 cơ sở và ngày càng có chỗ đứng trong lòng khách hàng.

Sau 8 năm nhìn lại, để có được thành công như ngày nay anh rút ra bí quyết là đã có những nguyên tắc nền tảng dựa trên sự thành thật, thẳng thắn và tôn trọng để làm theo những gì bản thân tin là đúng dù biết bao rủi ro, thử thách đang chờ ở phía trước.

anh phong cung nv.jpg
Anh Phan Viết Phong (ngồi giữa) với những nhân viên tại một cơ sở của Ôbobun.

Còn một điều sâu sắc nữa mà anh nhận ra khi ngồi nhìn lại sau 8 năm kinh doanh. Đó là khi mới ra kinh doanh, anh chỉ mong tìm được một hướng đi để kiếm tiền trả nợ cho gia đình. Đi sâu vào kinh doanh, anh Phong nhận thấy mình gắn với công việc này.

Tin chuyên mục khác