Tầm quan trọng của thương hiệu cá nhân dành cho lãnh đạo

  • 27/06/2023
  • 554

Thế giới đang không ngừng đổi mới. Cơn lốc Facebook, Shopee, Tiktok đã và đang dần đi qua. Và 5 năm hoặc chỉ 2-3 năm nữa thôi, không ai biết được rằng, cơn lốc mới nào sẽ ập đến. Và rất có thể chúng ta sẽ chuyển sang nền tảng hoàn toàn mới. Kéo theo đó, khách hàng của bạn sẽ không giữ nguyên qua các nền tảng. Chỉ có xây dựng được thương hiệu cá nhân cho chính mình, các nhà lãnh đạo sẽ không lo doanh nghiệp bị bỏ lại phía sau.

Để hướng đến mục tiêu thúc đẩy bán hàng, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một trong những công việc được nhiều đơn vị chú trọng. Tuy nhiên, thương hiệu doanh nghiệp là chưa đủ. Ngày nay, doanh nghiệp còn kết hợp cả thương hiệu cá nhân từ các lãnh đạo với thương hiệu doanh nghiệp để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Vậy tầm quan trọng của việc cá nhân lãnh đạo xây dựng thương hiệu của mình như thế nào?

Những lý do mà nhà lãnh đạo cần xây dựng thương hiệu cá nhân
Có không ít các nhà lãnh đạo đã thành công trong việc thương hiệu cá nhân của mình. Nhưng cũng có không ít doanh nghiệp không quan tâm đến các hoạt động này. Với những lý do sau đây, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn khác đi về vấn đề thương hiệu của một nhà lãnh đạo.
Thứ nhất, thương hiệu cá nhân của nhà lãnh đạo cũng giúp tạo niềm tin đối với khách hàng
Có thể bạn chưa biết, khi truyền thông thương hiệu qua các kênh online ngày càng bùng nổ, hầu hết các doanh nghiệp đã đầu tư một mức chi phí khủng để xây dựng thương hiệu. Nhưng người dùng ngày nay trước những thông tin quá lớn được truyền tải đã bắt đầu chọn lọc thông tin hơn. Và khách hàng không dễ dàng tin vào các lời quảng cáo. Để giải quyết tình trạng này, các doanh nghiệp đã chọn giải pháp là những người đại diện thương hiệu nhằm tác động đến người dùng.
Và một trong những cách thức dễ thấy nhất hiện hay chính là sử dụng người nổi tiếng làm đại diện thương hiệu (hay còn gọi là KOL). Các nhà lãnh đạo dần áp dụng hình thức này để trở thành một người đại diện cho chính thương hiệu của mình. Thậm chí, khi nhà lãnh đạo xây dựng thành công thương hiệu cá nhân còn tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ và được sự tin tưởng của người dùng nhiều hơn các KOL. Bởi chính các nhà lãnh đạo là người thấu hiểu được về sản phẩm của chính mình.
Thứ hai, lãnh đạo có thể là một người đại sứ thương hiệu hàng đầu
Thương hiệu cá nhân được xây dựng thành công cũng tạo nên hiệu quả nhất định đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, thương hiệu riêng của nhà lãnh đạo được xem xét qua 4 yếu tố gồm có: phát ngôn, hành động, thái độ và cả phong cách về thời trang của nhà lãnh đạo.
Trong mỗi yếu tố này, người lãnh đạo đều có thể thể hiện được hình ảnh của doanh nghiệp. Hay các định vị, sứ mệnh của công ty. Sự hội tụ của tất cả các yếu tố sẽ giúp nhà lãnh đạo trở thành người đại diện hàng đầu cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng cần lưu ý, thương hiệu cá nhân đôi khi cũng tạo nên các cuộc khủng hoảng truyền thông nghiêm trọng. Chính vì vậy, quá trình xây dựng thương hiệu cần luôn đề phòng trước mọi rủi ro khi gặp phải khủng hoảng. Đồng thời, có những biện pháp thích hợp để xử lý khủng hoảng.
Thứ ba, thương hiệu cá nhân của lãnh đạo đặc biệt cần thiết đối với các doanh nghiệp mới
Doanh nghiệp mới là các đơn vị đặc biệt cần kêu gọi được nguồn vốn đầu tư để bắt đầu cho mọi hoạt động kinh doanh. Ngay thời điểm này, chính sự uy tín của các nhà lãnh đạo sẽ là một tác động lớn đối với các nhà đầu tư. Thương hiệu cá nhân của các lãnh đạo sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư.
Lãnh đạo luôn là một phần quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vì vậy, sự kết nối thương hiệu giữa cá nhân lãnh đạo và công ty ngày càng trở nên phổ biến. Bạn có thể áp dụng ngay khái niệm này để gia tăng thêm sức mạnh cho toàn doanh nghiệp cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Các bước để xây dựng thương hiệu cá nhân cho nhà lãnh đạo
Hiểu được mức độ quan trọng của vấn đề thương hiệu cá nhân, bạn có thể bắt đầu xây dựng thương hiệu nhà lãnh đạo với 6 bước sau đây.
Bước 1: Chọn một bối cảnh để bắt đầu
Để một nhà lãnh đạo bắt đầu với thương hiệu của mình, hãy chọn ra một bối cảnh phù hợp nhất. Bối cảnh này không chỉ đóng vai trò là bước đà đầu tiên mà còn cần phải cho tất cả mọi người thấy được mức độ quan trọng của việc phải xây dựng thương hiệu cá nhân.
Bước 2: Xây dựng các châm ngôn riêng
Các châm ngôn, các lời tuyên bố của nhà lãnh đạo cần phải tạo được sự kết nối giữa tiếng nói cá nhân với doanh nghiệp. Đồng thời, còn phải gắn kết được nhà lãnh đạo với chính các nhân viên trong nội bộ của mình. Có như vậy, mới có thể xây dựng được thương hiệu một cách bền vững.
Các lời tuyên bố của lãnh đạo được xác định phải căn cứ vào những yếu tố như sau: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, chiến lược xây dựng thương hiệu của công ty đang được triển khai, một số nguyên tắc và tiêu chuẩn trong phong cách của một người đại diện thương hiệu.
Bước 3: Đề ra các tiêu chuẩn đánh giá lại các hoạt động xây dựng thương hiệu
Mọi hoạt động được thực hiện trong doanh nghiệp đều cần có các biện pháp để đo lường. Các yếu tố này sẽ giúp bạn biết được các công việc mình đang triển khai đạt đến mức độ hiệu quả như thế nào. Tại bước này, bạn cần xem xét và đưa ra tất cả những yếu tố đánh giá thể hiện được hết kết quả của toàn bộ quá trình. Sau đó, đến giai đoạn đo lường bạn chỉ cần dựa vào những điểm đã đề ra. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn nhanh chóng biết được hiệu quả.
Bước 4: Đưa ra các chương trình hành động cụ thể cho nhà lãnh đạo
Để xây dựng thương hiệu cá nhân, các nhà lãnh đạo cần thương xuyên có những hoạt động và chương trình để kết nối với khách hàng và mọi người. Các hoạt động này có thể là những buổi chia sẻ, buổi đào tạo nghiệp vụ, … Hay thậm chí có thể là những hoạt động xã hội, gây quỹ từ thiện.
Nếu muốn mọi việc được triển khai nhanh chóng và không ngắt quãng. Bạn cần lên sẵn một lịch trình chi tiết và căn cứ vào kế hoạch này để thực hiện. Nếu là một người mới thực hiện, kế hoạch này có thể chỉ trong ngắn hạn và sau đó bạn cần đánh giá lại để có những kinh nghiệm cho kế hoạch dài hạn hơn.
Bước 5: Có phương án dự phòng cho khủng hoảng truyền thông
Các hoạt động truyền thông đôi khi được ví như con dao hai lưỡi vì có thể phát sinh khủng hoảng bất cứ lúc nào. Đó là lý do mà trong kế hoạch của mình bạn cần lường trước những rủi ro này. Đồng thời đề ra các biện pháp xử lý cho phù hợp. Có như vậy, bạn mới có thể chủ động trong tất cả mọi tình huống dù có khủng hoảng xảy ra.
Bước 6: Đo lường về hiệu quả
Đây là một bước khá quan trọng trong toàn bộ quy trình tạo dựng thương hiệu cá nhân cho nhà lãnh đạo. Bởi nếu bạn chỉ tập trung làm nhưng không có một điểm dừng để cân đo đong đếm lại hiệu quả và rút kinh nghiệm thì dễ dẫn đến việc đầu tư không đúng hướng. Vì không phải 100% các nhà lãnh đạo đều xây dựng thương hiệu của riêng mình thành công ngay trong lần đầu tiên.
Vì vậy, đây là một bước cần thiết và bạn chỉ cần căn cứ trên các tiêu chuẩn đánh giá được đặt ra sẵn từ bước thứ 3. Nhà lãnh đạo muốn xây dựng thương hiệu cá nhân không khó, nhưng cần phải được đầu tư một cách nghiêm túc. Bởi mọi vấn đề liên quan đến truyền thông nếu được thực hiện không đúng dễ dẫn đến phản ứng ngược. Khi đó không chỉ ảnh hưởng đến thương hiệu riêng của cá nhân lãnh đạo mà còn của toàn công ty.

Tin chuyên mục khác